Thông tin chung
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline :093.636.9060
  • Khách sạn :0987 666 888
Số điện thoại từng bộ phận
  • Du thuyền 093.636.9060

  • Khách sạn 094.998.0762

  • Máy bay093.636.2245

  • Tàu hỏa 093.636.7595

  • Tour094.998.0762

Dự báo thời tiết

26ºC Nhiều mây, có mưa

du lịch Mekong

 Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn được gọi là Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc ở gần Xương Đô tạo ra Lan Thương Giang, có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển. Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào,rồi tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan. Ngoài ra có một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mê Kông bắt nguồn từ Điện Biên (Việt Nam), đó là sông Pa Thơm do sông Nậm Rốn ở thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mê Kông ở Ban Chum. Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, có một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao tới 18 m. Tại Campuchia, con sông có tên là Tông-lê Thơm (sông lớn). Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp. Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: Bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông.                                                                                             Tại Việt Nam sông Mê Công được gọi là sông Cửu Long Nam chảy thành hai nhánh song song: Sông Tiền và sông Hậu, dài khoảng 230 km từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến Biển Đông. Sông Tiền đi vào phần giáp ranh giữa huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Châu của tỉnh An Giang. Đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, sông Tiền tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Cổ Chiên. Sông Cổ Chiên ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông Tiền tiếp tục chảy đến huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thì tách thành ba nhánh sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Tiền. Sông Hàm Luông ra biển bằng cửa Hàm Luông. Sông Ba Lai ra biển bằng cửa Ba Lai (cửa này nay đã bị chắn làm cống đập ngăn nước mặn từ biển chảy vào). Sông Tiền ra biển bằng cửa Tiểu và cửa Đại. Lòng sông Tiền rất rộng, nước nhiều phù sa, trên sông có nhiều cù lao tươi tốt là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Sông Hậu nhỏ hơn sông Tiền, vào Việt Nam từ xã An Khánh, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sông Hậu chảy gần như song song với sông Tiền qua các tỉnh thành: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng và ra biển bằng ba cửa: Định An, Ba Sắc, Trần Đề. Tuy nhiên, vào những năm 1970, cửa Ba Sắc đã bị bồi lấp và mất hẳn, nên hiện nay chỉ còn hai cửa. Hai cửa này nằm ở hai đầu của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng......                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Hạ lưu vực sông Mê Công là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới. Khoảng 85% dân cư trong lưu vực là nông dân và ngư dân sống dưới mức nghèo. Mức sống bình quân của người dân trong lưu vực thấp hơn người dân nằm ngoài lưu vực của quốc gia mình.
Nông dân trong lưu vực Mê Công đã canh tác ruộng nước từ lâu đời. Ngày nay, nhiều  nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ một năm trên những vùng đất với khoảng 12.500 hệ thống tưới tiêu. Do yếu tố giá cả nông phẩm biến động, người dân chuyển dần từ canh tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thủy sản là nguồn sống quan trọng của cư dân lưu vực. Nó không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn tạo việc làm cho người lao động với các nghề liên quan như sản xuất thức ăn cho cá, công cụ đánh bắt, sửa chữa tàu thuyền.

Lưu vực sông Mê Công có tính đa dạng sinh học rất cao, chỉ xếp sau lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Dòng chảy sông Mê Công nuôi dưỡng nhiều vùng đất ngập nước đa dạng, đa chức năng trong lưu vực Mê Công và duy trì các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái đặc trưng. Đất ngập nước có vai trò quan trọng: là nguồn sống của người dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch. Ngoài ra,  các vùng đất ngập nước tự nhiên còn mang lại các lợi ích khác như giảm thiểu lũ, trữ nước và làm sạch môi trường.    Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. Các hệ sinh thái rừng ở lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi, cây lấy gỗ và rừng đước. Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động, thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác.

Hạ lưu vực sông Mê Công là một trong những vựa cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới với khoảng 850 loài cá và sản lượng khoảng 4 triệu tấn mỗi năm. Vựa cá này là nguồn cung cấp  protein động vật phong phú cho cư dân lưu vực.