Tip du lịch Hà Giang

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Hà Giang

1. Tổng diện tích:  7.914,9km2

2. Dân số:  746.300 người

3. Vị trí: nằm ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, phía đông giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp Tuyên Quang, phía Bắc giáp Quảng Tây Trung Quốc. Cách Hà  Nội 300km

4. Dân tộc: Mông, Tày, Dao, Việt, Nùng, Pà Thẻn, Lô Lô.....

5.  Vùng: vùng núi phía Bắc

6. Mã điện thoại: 219

7. Mã bưu chính: 31xxxx

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 


          Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng I là vùng cao núi đá gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một số xã phía bắc huyện Vị Xuyên. Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 700 m.  Vùng II là vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, gồm các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Độ cao trung bình của vùng từ 900 - 1.000 m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp.  Vùng III là vùng núi thấp, vùng đồi núi, thung lũng sông Lô gồm thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang. Độ cao trung bình từ 50 – 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng được mở rộng.
         Hà Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục đại Bắc á Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hạn. Tuy nhiên do địa hình chia cắt thành 3 vùng nên khí hậu Hà Giang cũng hình thành 3 tiểu vùng khí hậu. Vùng cao núi đá và vùng cao núi đất mang nhiều sắc thái của khí hậu ôn đới.

 Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương… Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Cao nguyên đá Đồng Văn là địa danh nổi bật nhất, ai cũng nhắc đến khi nói về vùng đất Hà Giang. Nằm ở độ cao 1000- 1600m so với mực nước biển, cao nguyên đá Đồng Văn trải dài qua 4 huyện Quản Mạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn với diện tích gần 2356m2. Cao nguyên đá Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển khác nhau; cùng hơn 70% là các dãy núi đá, rừng đá tai mèo. Trải qua nhiều cung đường khúc khuỷu, hiểm trở khi đến với cao nguyên, du khách sẽ được chứng kiến vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp với toàn đá là đá.

Xem tour liên quan

Cột cờ Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang cách thị xã Hà Giang khoảng 200km và cách xã Đồng Văn khoảng 40km. Cột cờ Lũng Cú được xem là điểm cực Bắc của Việt Nam. Nơi đây như một chứng nhân lịch sử , minh chứng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của con người, cũng như khẳng định chủ quyền của đất nước Việt Nam. 
Trải qua 389 bậc thang đá, du khách sẽ đặt chân tới núi Rồng có độ cao 1.700m – nơ đặt cột cờ. 

Núi đôi Quản Bạ là địa danh thuộc thôn Nà Khoang, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, cách trung tâm thành phố Hà Giang 46 km về phía Bắc. Nơi đây gắn với truyền thống về chuyện tình yêu của chàng khổng lồ và nàng tiên đã được người dân lưu truyền nhiều năm.  Núi đôi Quản Bạ còn có tên gọi khác là núi đôi Cô Tiên. HÌnh dáng núi trông tròn trịa, đầy quyến rũ như bộ ngực căng tròn của nàng tiên đang say giấc nồng. Ngọn núi độc đáo này trở thành tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà tạo hóa thiên nhiên ban tặng.

Xem tour liên quan

Dinh thự họ vương hay còn được gọi là dinh thự của vua Mèo nơi núi đá Hà Giang, đây là một điểm dừng chân khá lý tưởng cho những ai muốn khám phá cao nguyên đá. Nơi đây chứa đựng những câu chuyện và những lời nguyền vô cùng huyền bí… Nằm trong thung Lũng Sà Phìn, Dinh thự nhà họ Vương, được Vương Chính Đức xây dựng trong 8 năm. Vị trí đất được thầy địa lý Trung Quốc đặt cho, trên một gò đất trong thung lũng, phía trước là ngọn núi có hình “mâm sôi”, xung quanh là các dặng núi cao, vừa thuận lợi cho sinh sống và phòng thủ. Thợ xây chủ yếu từ Trung Quốc, vật liệu cũng được mua từ Trung Quốc và các nơi ngoài vùng chở đến.

Xem tour liên quan

Khu phố cổ Đồng Văn, nằm trong quần thể du lịch Hà Giang,  được hình thành và xây dựng từ đầu thế kỷ XX xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Yên, tỉnh Tuyên Quang. Sau đó tách nhập vào châu Bảo Lạc do một thổ ty  người Tày họ Nông cai quản như một lãnh địa riêng. Thuở ban đầu chỉ có vài gia đình người Tày, người Hoa và người Mông sinh sống. Đến thập niên 40 – 50 có thêm người Kinh, Dao và người Nùng … đến cư ngụ, ngày nay Phố Cổ Đồng Văn được du khách đặc biệt yêu thích và là điểm đến không thể thiếu trong các chương trình Tour Du Lịch Hà Giang.

Xem tour liên quan

Mã Pí Lèng nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), "vua đèo" Mã Pí Lèng cheo leo trắc trở với những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, nhưng với những ai ưa khám phá vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thủy non cao thì đây là địa điểm không thể bỏ qua. Mã Pì Lèng theo tiếng Quan Hỏa có nghĩa là “sống mũi con ngựa”. Nó còn có nghĩa chỉ sự hiểm trở bậc nhất của các đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đến nơi phải tắc thở, đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Trước năm 1960, người Mèo nơi đây không có khái niệm con đường. Để vượt qua đèo, họ chỉ biết đóng cọc treo dây trên đá để bò qua con đèo hun hút, lổn nhổn đá tai mèo dựng đứng.

Xem tour liên quan

Chợ tình Khâu vai còn có tên gọi khác là chợ Phong Lưu, cũng có nghĩa là Phong tình có từ gần 100 năm nay. chợ thường được tổ chức mỗi năm 1 lần vào ngày 27/3 âm lịch. Tại những phiên chợ này phụ nữ và đàn ông được tự do yêu đương, hẹn hò, tình tự với người yêu cũ mà không bị ghen tuông hay trách móc của người chồng, người vợ. Đây là phiên chợ dành riêng cho những ai từng  yêu nhau nhưng không đến được với nhau có cơ hội gặp lại và "ngoại tình" một cách công khai. 
Chợ nằm cách thành phố Hà Giang chừng gần 200 km, mỗi năm một lần vào 27/3 âm lịch, mặc những con đường dốc ngoằn nghèo, mặc núi đá tai mèo lởm chởm, ở khắp nơi, họ lại tìm đến chợ, để tìm về một cuộc tình vẫn còn dang dở.

Mảnh đất Hoàng Su Phì, Hà Giang nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ mùa thu nào cũng thu hút đông đảo giới trẻ. Nằm giữa lưng chừng núi, những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì tốt tươi, vàng ươm suốt dọc thung lũng. Đường lên Hoàng Su Phì chia theo hai ngả, từ đường quốc lộ 2 qua Tuyên Quang đến Hà Giang đi xuyên vào hay từ phía đường Bắc Hà (Lào Cai) qua Xín Mần tới. Đường nào cũng cách Hà Nội khoảng 300 km và khó khăn trùng điệp với con đường ngoằn ngoèo bám theo núi nhỏ hẹp và rất ít phương tiện xe cộ đi lại.

Nếu đã từng đến với  Hà Giang, ghé qua Mèo Vạc du khách sẽ không quên được phiên chợ vùng cao đầy màu sắc và âm thanh, hơi thở của cuộc sống núi rừng Tây Bắc. Nằm ở trung tâm huyện Mèo Vạc – tỉnh Hà Giang, chợ phiên Mèo Vạc họp vào Chủ nhật hàng tuần. Chợ không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi nông sản, gia súc… của vùng cao nguyên đá mà còn là nơi giao lưu của đồng bào các dân tộc sống trong vùng, chủ yếu là đồng bào Mông... Khu vực ăn uống của chợ bán những món ăn rất đặc biệt phục vụ những người dân tộc bản địa đến đây giao thương và du khách đến với Hà Giang.

 

 

Bãi đá cổ Nấm Dẩn thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, Hà Giang nằm chênh vênh trên triền núi cao quanh năm mây phủ, khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa Lào Cai, bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng về mức độ tập trung của di tích và vẻ đẹp các hình vẽ cùng những điều bí ẩn quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn. ác di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản phía bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn ở phía nam, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng.

Cafe Cây Táo

Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Thời gian: 06:00 ~22:00

Vũ Gia 479 Cafe

Địa chỉ: 4 Lý Thường Kiệt , Phường Trần Phú, Thị xã Hà Giang, Hà Giang

Thời gian: 07:00 ~ 22:30 Điện thoại: 84 91 482 98 89

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Cháo Ấu tẩu

Cháo Ấu tẩu hay còn gọi là cháo đắng, sỡ dĩ vậy vì nó được làm từ nguyên liệu là củ Ấu tẩu - một loại củ có độc tính cực mạnh. Nói như vậy bạn đừng giật mình bởi có độc tính mạnh tại sao lại làm thành món ăn. Củ Ấu tẩu nếu ăn trực tiếp thì có thể gây chết người nhưng qua bàn tay chế biến tài tình của đồng bào Tây Bắc nó lại trở thành món ăn bổ dưỡng , có ích cho sức khỏe. Củ ấu tẩu thường có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi, nhưng là 2 loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, rất cứng và độc. Trong y học, ấu tẩu có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt dùng ngâm rượu thuốc xoa bóp xương khớp.

Bánh cuốn Trứng

“Bánh cuốn trứng” một trong những món ăn khiến cho du khách không thể cưỡng lại được khi tới thăm vùng cao nguyên đá. Món ăn này khá khác so với những món ăn nơi xứ lạnh này. Đây là một “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ. Là bánh cuốn nhưng lại không phải bánh cuốn vì món ăn này không chỉ có bánh cuốn và bát nước chấm đơn thuần như chúng ta hay ăn! Bánh cuốn ở đây được khi được tráng trên bếp được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bánh trắng ngần ấy gói lại. Khi ăn sẽ ăn kèm với một bát nước lèo nóng hổi thả giò trắng thơm ngon ở trong. Cái giá lạnh ở cao nguyên đá này chắc chắn sẽ bị thổi bay đi chỉ trong tích tắc.

Rêu nướng

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là một loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món. Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý.

Thắng cố Hà Giang

Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc được biết đến với nhiều phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Bên cạnh đó nơi đây còn là cái nôi của nhiều món ăn, đặc sản lạ và hấp dẫn. Một trong kho tàng ẩm thực đặc sản đó phải nhắc tới “Thắng Cố”, chúng được xem là món ăn ngon, lạ và thu hút bao khách du lịch từ miền khác đến thưởng thức. Thắng Cố là đặc sản chỉ có vùng miền núi mới có nên nhiều du khách từ dưới xuôi lên đều thích thú, một món ăn dân dã có sức hấp dẫn đến lạ kì. Theo các già bản người Mông kể lại thì thắng cố là biến âm từ tên gọi “Thảng cố”, nghĩa là canh xương

Thắng dền Đồng Văn

Bánh Thắng dền là một món ăn nổi tiếng ở Hà Giang thường được ăn trong những ngày đông. Thoạt nhìn bánh trông giống bánh trôi tàu nhưng tinh ý bạn sẽ cảm nhận được những điều khác biệt. Nguyên liệu làm bánh từ gạo nếp nương, rất thơm và dẻo. Gạo được người làm bánh vo thật sạch rồi ngâm nước qua một đêm để hôm sau mang đi xay bột nước. Sau đó sẽ đổ bột vào chiếc túi vải, treo trên cao, để qua đêm cho ráo nước, bột đặc mịn rồi mới đem nặn bánh. Mỗi viên bánh được nặn hình tròn, to bằng đầu ngón tay cái, sau đó cho vào nồi nước dùng luộc.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là món ăn quan trọng không thể thiếu của hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng cao nguyên Đồng Văn , đặc biệt là đồng bào dân tộc Tày, trong các dịp lễ tết, hội hè… Xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. 

Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam là món ăn đặc sản truyền thống của cư dân vùng núi cao. Tuy nhiên với những ai đã được thưởng thức cơm lam Bắc Mê sẽ thấy hương vị khác biệt so với các vùng khác. ỹ thuật chế biến cơm lam cũng thật đơn giản và không tốn kém. Nguyên liệu là loại gạo nếp được trồng trên nương, ngâm kỹ trong nước. Dùng loại thân cây tre, trúc chặt từ trên núi mang về rồi chặt bỏ một đầu, gạo nếp được vo sạch, bỏ thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre rồi đổ nước vào ống sao cho vừa bằng với lớp gạo trên cùng, miệng ống được nút bằng lá chuối dong hoặc lá chuối tươi.

Lạp xưởng gác bếp

Để làm nhân lạp xường người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xường sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. 

Gà đen H'mông

Gọi là gà Mông vì giống gà này được gầy giống và nuôi bởi đồng bào Mông được xem là đặc sản bản địa của người dân tộc thiểu số Mông ở vùng cao. Loại gà này có lông đen hoặc nâu đen. Da, thịt, nội tạng và xương đều có màu đen nhưng khác với gà ác. Thông thường, trong một bầy gà Mông chân chì, lông đen huyền, mồng đen…, chỉ vài chú gà có da, xương cũng cùng màu đen, còn thì da và xương của các anh em cùng bầy vẫn mang màu vàng trắng. Gà Mông thường được thực khách yêu thích so với những loại gà bình thường khách là vì thịt dai, ngon và bổ.Cách chế biến gà Mông cũng tương tự như những giống gà khác bằng các món như luộc chấm muối chanh ớt, nướng, nấu cháo hay dùng làm lẩu gà  đều ngon tuyệt. Không những thế gà Mông là sự lựa chọn số một hơn cả gà ác cho món tiềm thuốc bắc, hầm nấm Linh chi, tiềm sâm quý để làm  những vị thuốc chống suy nhược, bồi bổ, hồi phục sức khỏe.

Chợ Du Già - Yên Minh

Nằm cách trung tâm thị trấn Yên Minh hơn 60 km, phiên chợ diễn ra vào thứ 6 hàng tuần và chỉ kéo dài đến hết trưa. Họp ngay ở trung tâm xã, ở trên một địa hình bằng phẳng, đây là một trong những phiên chợ khá hoang sơ và đậm nét văn hóa dân tộc của người vùng cao. Trong các buổi chợ, thường hay diễn ra các hoạt động văn văn hóa văn nghệ, du khách có thể nghe những điệu sáo, đàn môi réo rắt lòng người hay thưởng thức những món ăn đậm bản sắc của người vùng cao như thắng cố, rượu ngô và mua những sản phẩm được dệt bằng thổ cẩm, đồ đan lát xinh xắn.

Chợ Phố Cáo - Đồng Văn

Nằm cách thị trấn Đồng Văn 25 km, phiên chợ Phố Cáo nổi tiếng vì nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có nhiều khách du lịch. Đây là phiên chợ lùi cứ 6 ngày họp một lần, thường chỉ kéo dài từ mờ sáng đến hết trưa.

Chợ Phố Cáo không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, sản vật địa phương mà còn là nơi sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa 17 dân tộc sinh sống trong trên địa bàn xã biên giới.   Mỗi phiên chợ đều rất đông vui, nhộn nhịp, ai cũng xúng xính những chiếc váy đẹp nhất, thồ sau lưng đủ thứ, mang đến chợ từ con gà đến đàn lợn líu ríu dưới chân, từ những chiếc váy, khăn quàng đến con dao mài sắc, mớ rau mới hái trong vườn. Họ trao đổi, mua bán tấp nập, vui vẻ như ngày hội.

Chợ Lũng Phìn - Đồng Văn

Cũng là phiên chợ lùi, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 35 km và chỉ họp vào các ngày Dần và ngày Thân. Không chỉ là phiên chợ lớn, độc đáo và đậm đà bản sắc vùng cao, đây còn là nơi tụ họp, gặp gỡ và giao lưu của hơn 16 dân tộc anh em sinh sống trong vùng.

Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng những sắc màu văn hóa của nhiều dân tộc còn có thể mua được những mặt hàng đặc sản vùng cao như mật ong bạc hà, chè tuyết Lũng Phìn, rượu ngô, thịt bò khô hay những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.

Chợ trung tâm huyện Mèo Vạc

Chợ nằm ngay ở trung tâm thị trấn, gần sân vận động và diễn ra vào ngày chủ nhật hàng tuần. Người dân đi chợ thường có mặt từ đêm hôm trước và chợ kéo dài cả ngày hôm sau. Đây là phiên chợ có quy mô lớn nhất trong hệ thống các phiên chợ vùng cao với đủ các loại hàng hóa nông sản cho đến những vật sử dụng trong gia đình... Đặc biệt phiên chợ Mèo Vạc còn nổi tiếng là chợ bò bởi đây là đầu mối cung cấp bò thịt và bò nuôi cho khắp nơi thông qua các thương lái.

Được diễn ra vào 27/3 âm lịch hàng năm 

Lễ hội chợ tình Khâu vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch) Du khách được chìm đắm trong không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, ngây ngất trước khung cảnh núi non hùng vĩ, rạo rực trong tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn du dương, trầm bổng với tiếng khèn Mông, lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Giấy...

 

Ngày đầu tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày, lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn vàcầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… 

Từ mùng 1 ~ ngày 15 tháng Giêng , Âm lịch

Gầu Tào là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người Mông. Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say bên những chén rượu đầu xuân.. Lễ hội Gầu Tào gồm hai phần: phần lễ và phần hội.

Được diễn ra vào 30/12 âm lịch hàng năm.

Tết của người Lô Lô không ồn ào, phô trương nhưng gây ấn tượng và hấp dẫn bởi những phong tục tập quán của đồng bào nơi đây. Từ hôm 28 - 29 tháng Chạp, mọi nhà đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ và đưa rác rưởi trong nhà ra các ngã ba, ngã tư đổ, với ý nghĩa tống khứ những rủi ro, uế tạp của năm cũ và chuẩn bị đón tài lộc năm mới. Chiều 30 Tết, theo phong tục, người Lô Lô thường tổ chức bữa cơm sum họp của cả nhà. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được gia chủ tổ chức cúng sức khỏe, gọi hồn (hồn sống) về với ông bà, cha mẹ, vợ con, anh em sum họp đầy đủ để đón mừng năm mới. Đàn ông, con trai cúng bằng gà mái, đàn bà, con gái cúng bằng gà trống.

Lễ hội được tổ chức vào dịp cuối năm.

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Để bắt đầu một lễ hội nhảy lửa phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1–2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu. Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì.

Được diễn ra vào Tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịch là lễ hội truyền thống của người Dao thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng âm lịch vì đây là thời gian nhàn rỗi. Đây là nghi lễ đặc biệt chỉ có ở nam giới , cho đến nay vẫn được bảo tồn và duy trì. Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng.

Được diễn ra vào Ngày 15/8 âm lịch hàng năm.

Đến với Hà Giang trong những ngày Rằm tháng Tám âm lịch, du khách sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê. Từ bao đời nay, với lễ hội dân gian mang đậm màu sắc tâm linh này, đồng bào Tày ở thôn Bản Loan thường duy trì tổ chức với ý nghĩa đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui Tết Trung Thu. Mẹ Trăng ban phước lành cho dân bản, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống trong bản luôn bình an và gặp nhiều may mắn.

Được diễn ra vào Ngày 2/1 âm lịch hàng năm.

Lễ hội vỗ mông là lễ hội chọn bạn đời đặc sắc của người Mông ở xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Từ sáng sớm dòng người đổ về trung tâm xã Lũng Pù mỗi lúc một đông để chung vui Tết với bà con và tham gia phong tục vỗ mông độc đáo này. au phần khai hội với các tiết mục văn nghệ đặc sắc, mọi người dân trong xã và du khách đổ về con đường nhỏ dẫn vào thôn Sảng Chải A, địa điểm tổ chức Hội vỗ mông của xã Lũng Pù. 

Bệnh viện đa khoa Hà Giang

Địa chỉ: tổ 10 phường Minh Khai - thành phố  Hà Giang

Điện thoại: 02193.886.411

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang là Bệnh viện Hạng II theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và là cơ sở khám chữa bệnh công lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Tính đến thời điểm hiện tại với quy mô 420 giường bệnh, 515 cán bộ CCVC. Bệnh viện đang đồng thời triển khai hai nhiệm vụ: Khám chữa bệnh và xây dựng bệnh viện quy mô 500 giường và tiếp tục được các Bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ về chuyên môn. Chức năng bệnh viện: Cấp cứu - khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế. ....

Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Quang

Địa chỉ: Thị trấn Bắc Quang - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.

Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Bắc Quang có quy mô 235 giường bệnh, quản lý 02 phòng khám khu vực là Đồng Yên và Liên Hiệp. Bệnh viện có 19 khoa phòng chức năng với tổng số 261 cán bộ, trong đó có 32 bác sỹ với các chuyên khoa, 145 điều dưỡng và y sỹ…

Bệnh viện đa khoa huyện Quản Bạ

Địa chỉ: Tổ 4 thị trấn Tam Sơn - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

Điện thoại: (0219)3846123

Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ hiện có tổng số 100 cán bộ y, bác sỹ, được phân bổ ở 14 khoa, phòng. Cùng với những thay đổi về tư duy, cách thức, nề lối làm việc, hệ thống trang thiết bị máy móc, phòng mổ cũng đã được tu sửa, nâng cấp để ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Các hành lang được bố trí ghế đá, các khoa phòng được tu sửa ngăn nắp, sạch sẽ, hệ thống vườn qua, cây cảnh cũng được đầu tư xây dựng tạo môi trường, không khí thư giãn tốt cho bệnh nhân đến điều trị. Bên cạnh việc điều trị, chẩn đoán và phẫu thuật đối với những trường hợp cụ thể theo phân tuyến, cán bộ Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ còn thực hiện điều trị, phẫu thuật thành công một số trường hợp được coi là phức tạp như: phẫu thuật cắt thận, các khối u, mổ nội soi…

Bệnh viện đa khoa huyện Yên Minh

Địa chỉ: thị trấn Yên Minh - huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang

Điện thoại: (0219)3852099

Bệnh viện ĐKKV Yên Minh được tách từ Trung tâm Y tế huyện từ năm 2007 với 1 Bệnh viện Trung tâm và 3 phòng khám ĐKKV.  Đội ngũ cán bộ được kiện toàn với 182 người, các khoa, phòng chuyên môn được củng cố với 7 khoa chuyên môn và 3 phòng. Công tác khám, chữa bệnh được duy trì thường xuyên, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được chẩn đoán sớm để có pháp đồ điều trị kịp thời hoặc chuyển tuyến khi vượt quá khả năng.