Lễ hội
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline :093.636.9060
  • Khách sạn :0987 666 888
Số điện thoại từng bộ phận
  • Du thuyền 093.636.9060

  • Khách sạn 094.998.0762

  • Máy bay093.636.2245

  • Tàu hỏa 093.636.7595

  • Tour094.998.0762

Dự báo thời tiết

26ºC Nhiều mây, có mưa

Lễ hội Tiên Công

Thời gian: mùng 7 tết âm lịch

Theo các tư liệu khảo sát được, từ thời Lý - Trần đã có một số vạn chài đến vùng đất Quảng Yên ngày nay sinh sống, họ đã dựa vào những gò đất cao trên triều để dãi chài, phơi lưới. Đến đầu thế kỷ XV, khoảng từ năm 1434 đến 1500, có 6 nhóm Tiên Công và dân cư đến quai đê lấn biển, khẩn hoang đất đai trồng lúa, lập làng, tạo nên khu đảo Hà Nam. Trong đó có 17 vị Tiên công, người quê ở phường Kim Hoa (nay là phường Kim Liên), huyện thọ Xương, phủ Hoài Đức, phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Để tưởng nhớ công ơn các vị Tiên Công, người dân toàn xã Phong Lưu đã lập miếu thờ thập thất Tiên Công ở thôn Cẩm La để tuần rằm lễ tiết, tứ thời phụng thờ. Có miếu Tiên Công rồi mới có Lễ hội Tiên Công, căn cứ vào các cứ liệu cho thấy, lễ hội có thể ra đời khoảng cuối thế kỷ XVII (từ 1650-1690) với không gian chính ở các xã Cẩm La (trung tâm lễ hội) và các phường Phong Cốc, Phong Hải, Yên Hải, Nam Hoà ở vùng đảo Hà Nam của Quảng Yên. Phần lễ của Lễ hội Tiên Công có nhiều nghi lễ rất độc đáo như: Nghi lễ chạp tổ, ra cỗ họ, nghi lễ dẫn thọ, rước thọ v.v. Đặc sắc nhất là nghi lễ rước thọ được tổ chức vào ngày chính hội mùng 7 tháng Giêng âm lịch. 

Vào ngày này, những gia đình có cha mẹ thượng thọ có điều kiện sẽ cùng dòng họ và làng xóm tổ chức đoàn rước đưa “cụ Thượng” về miếu Tiên Công lễ tổ.  Cùng với nghi thức lễ tế Tiên Công, xung quanh khu vực đền Tiên Công diễn ra các hoạt động như: đấu cờ người, chơi đu, bài điếm, chọi gà, hát đúm và một vài trò vui khác. Sau lễ hội Tiên Công, nhân dân vùng đảo Hà Nam mới thực sự bước vào các hoạt động của năm mới như: Cày cấy, gieo trồng, mua con giống, ra khơi đánh cá, bồi trúc đê điều, khơi thông mương máng, đi buôn bán… với niềm tin rằng sau Lễ hội Tiên Công, họ đã được phù trợ, tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sự nghiệp mà các Tiên Công đã để lại. Hơn 300 năm qua, sức sống của Lễ hội Tiên Công vẫn bền vững với các nghi lễ, nghi thức và các trò chơi dân gian được duy trì ổn định hàng năm, không bị mai một. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, quy mô lễ hội ngày càng lớn với sự tham gia của nhiều người hơn.