Lễ hội
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline :093.636.9060
  • Khách sạn :0987 666 888
Số điện thoại từng bộ phận
  • Du thuyền 093.636.9060

  • Khách sạn 094.998.0762

  • Máy bay093.636.2245

  • Tàu hỏa 093.636.7595

  • Tour094.998.0762

Dự báo thời tiết

26ºC Nhiều mây, có mưa

Hội Gióng Sóc Sơn & Phù Đổng

Địa chỉ:1/ hội Gióng sóc sơn đền Sóc sơn, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
2/ hội Gióng phù đổng đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đây là lễ hội đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 16/11/2010 tại thành phố Nairobi thủ đô Kenya. Hội Gióng được tổ chức ở hai đền là đền Phù Đổng (hội Phù Đổng) và đền Sóc (hội Sóc), vì thế khi nói hội Phù Đổng  hay hội Sóc đề là chỉ lễ hội Gióng. Hội Gióng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời nhằm tưởng nhớ đến công đức của Thánh Gióng - người đã có công dẹp giặc Ân giúp dân làng được sống trong no ấm, sau khi dẹp tan giặc ông dừng chân tại Phù Linh (Sóc Sơn) để lại áo giáp và roi sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời. Vì thế người dân nơi đây để cảm tạ công lao của ông đã xây dựng khu đền Sóc và hàng năm đều tổ chức lễ hội với các nghi lễ truyền thống như: lễ tắm tượng, lễ rước , lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa....Sau phần lễ là trò chơi dân gian như chọi gà, đánh cờ, hát ca trù, hát chèo.... Hội Gióng đền Sóc được ổ chức từ ngày 6~8 tháng 1 âm lịch hàng năm.

Hội Phù Đổng là lễ hội Gióng được tổ chức từ ngày 6~12/4 âm lịch hàng năm tại làng Phù Đổng - nơi đã sản sinh ra người anh hùng Thánh Gióng bất tử. Phần lễ bao gồm lễ rước nước, lễ rước miều (bao đựng cờ lệnh), rước cỗ chay, rước khám đường, rước cờ, múa thờ thần, múa bắt hổ và diễn trận, rước vãn duyệt quân, lễ tạ ơn Thánh Gióng và khao quân mừng thắng lợi, cuối cùng là lễ rước nước, lễ rửa khí giới, lễ rước cắm cờ và kiểm tra lại chiến trường, tế báo tin thắng trận lên Thiên đình. Có thể nói lễ hội Phù Đổng giống như một vở kịch hoành trang với đầy đủ phân vai, phân đất diễn tất cả hòa chung làm nên một bài ca hùng tráng ca ngợi Đức Thánh. Giá trị nổi bật toàn cầu của hai lễ hội này thể hiện ở chỗ nó là một hiện tượng văn hóa đượ cbảo tồn và lưu truyền khá liên tục, toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn thể hiện được tình đoàn kết dân tộc và ước mong một cuộc sống thái bình, ấm no hạnh phúc.