Why choose tourcoach.net ?
Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline :093.636.9060
  • Khách sạn :0987 666 888
Số điện thoại từng bộ phận
  • Du thuyền 093.636.9060

  • Khách sạn 094.998.0762

  • Máy bay093.636.2245

  • Tàu hỏa 093.636.7595

  • Tour094.998.0762

Dự báo thời tiết

26ºC Nhiều mây, có mưa

Low service feed

Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thì mục tiêu của toàn vùng này là sẽ đón trên 30 triệu khách vào 2020 và 50 triệu khách vào 2030.

 

Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng động lực hàng đầu để phát triển du lịch Việt Nam, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Cũng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì để phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ, khu vực này yêu đồng thời phát triển cả thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế. Trong đó, với thị trường khách du lịch quốc tế, tập trung khai thác mạnh thị trường chính như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Đông Âu; duy trì khai thác thị trường truyền thống cao cấp như Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc; mở rộng thị trường mới như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đến từ khu vực Trung Đông...

Với thị trường khách du lịch nội địa, kế hoạch đề ra là tập trung khai thác khách du lịch nội Vùng; phát triển thị trường khách du lịch đến từ các vùng liền kề như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và khách đến từ thủ đô Hà Nội; trong đó chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, nghỉ cuối tuần và du lịch mua sắm, khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề.

Đồng thời, sẽ ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo và du lịch nghỉ dưỡng biển. Bên cạnh đó, phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ như du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn; du lịch lễ hội và tâm linh; du lịch tàu biển.

Về không gian phát triển du lịch, trung tâm du lịch của Vùng là thành phố Hồ Chí Minh; không gian phát triển du lịch biển đảo là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; không gian du lịch đô thị - sinh thái tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; không gian phát triển du lịch di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái tại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh.

Mục tiêu của phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ trong những năm tới là tập trung đầu tư phát triển bốn khu du lịch quốc gia gồm huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh; Long Hải - Phước Hải, Côn Đảo của Bà Rịa-Vũng Tàu; Núi Bà Đen của tỉnh Tây Ninh. Năm điểm du lịch quốc gia, gồm Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh; vườn quốc gia Cát Tiên, Hồ Trị An - Mã Đà của tỉnh Đồng Nai; căn cứ Trung ương Cục miền Nam của tỉnh Tây Ninh và Tà Thiết của tỉnh Bình Phước. Khu vực Đông Nam bộ với diện tích trên 23 nghìn ki lô mét vuông, dân số trên 15 triệu người bao gồm các dân tộc như Kinh, Hoa, Xtiêng, Ê Đê, Chơ Ro, Khmer, Chăm, Mạ, M’Nông.v.v…

Có thể khẳng định, khu vực Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, và đặc biệt là du lịch biển. Những năm qua, các địa phương tại khu vực Đông nam bộ cũng đã có những định hướng phát triển du lịch cụ thể, phù hợp với tiềm năng du lịch của mỗi tỉnh, thành phố. Đó là tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển du lịch sinh thái sông nước, núi, rừng. Thời gian qua, Đồng Nai đang là tâm điểm để khai thác du lịch sinh thái rừng. Việc khai thác du lịch sinh thái cũng đã được địa phương quan tâm chú trọng. Đồng Nai dự kiến khởi động chương trình tổ chức Festival Rừng ở quy mô cấp quốc gia để chuẩn bị cho hướng phát triển du lịch sinh thái rừng là một ưu thế thiên nhiên ban tặng cho Đồng Nai.

Là tỉnh có bờ biển khá dài, hấp dẫn du khách, mục tiêu cơ bản của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là đến năm 2020, sẽ xây dựng Bà Rịa-Vũng Tàu thành một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí lớn của cả nước. Theo đó, năm 2015, trên địa bàn tỉnh này sẽ đưa vào khai thác kinh doanh 50% tổng số dự án du lịch đã được cấp phép đầu tư với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, văn hoá kết hợp thể thao, du lịch sinh thái.  Đến năm 2020, toàn bộ dự án đầu tư du lịch sẽ đưa vào khai thác kinh doanh, trong đó có 60 cơ sở đạt chuẩn từ 3-5 sao. 5 trung tâm du lịch và vùng du lịch được xác định là thành phố Vũng Tàu; cụm du lịch Long Hải - Phước Hải; cụm du lịch Núi Dinh - Bà Rịa, cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh và cụm du lịch Côn Đảo. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao, giải trí có thế mạnh của Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục được phát huy để trở thành sản phẩm du lịch đặc thù; đồng thời tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, tỉnh Tây Ninh đã ban hành danh mục các dự án đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch, làm cơ sở xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như cụm thành phố Tây Ninh - núi Bà Ðen, cụm Thiện Ngôn- Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Ðen rộng 96 ha. Một dự án trọng tâm khác đang được mời gọi đầu tư để xây dựng khu vực hồ Dầu Tiếng rộng 800 ha thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, thể thao. Tỉnh Tây Ninh cũng hướng tới mục tiêu phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng cho kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với mục tiêu phấn đấu năm 2015 sẽ đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó khoảng 43 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu đạt khoảng 2.200 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 15 nghìn lao động trực tiếp, tỉnh Bình Dương sẽ hình thành hệ thống sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tạo nguồn thu du lịch, đưa ngành du lịch phát triển, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, nghỉ ngơi, giải trí, hưởng thụ của người dân trong và ngoài tỉnh, góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, giá trị môi trường sinh thái. Trên cơ sở đó, xây dựng thương hiệu “Du lịch Bình Dương”, trong đó, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch tham quan làng nghề, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các khu vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, du lịch kết hợp với thể thao. Đến năm 2020, Bình Dương phát triển thêm loại hình du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch kết hợp với tổ chức các sự kiện, du lịch vượt sông và du lịch leo núi mạo hiểm. /…