Tip du lịch Mekong

Thông tin chung: 2

Điểm tham quan: 323

Vui chơi giải trí: 108

Đặc sản: 185

Mua sắm: 83

Lễ hội: 100

Bệnh viên: 54

Khái quát về Mekong

1. Tổng chiều dài:  4.409km

2.Tổng diện tích:  795.000 km2  

3. Vị trí: Bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông.

4. Lượng dòng chảy: » 475 tỷ m3 /năm

5. Lưu lượng trung bình: »15.000m3 /s

6. Dân số: 60 triệu người

7. Dân tộc: >100 dân tộc

Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn được gọi là Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc ở gần Xương Đô tạo ra Lan Thương Giang, có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển. Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào,rồi tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan. Ngoài ra có một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mê Kông bắt nguồn từ Điện Biên (Việt Nam), đó là sông Pa Thơm do sông Nậm Rốn ở thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mê Kông ở Ban Chum. Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, có một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao tới 18 m. Tại Campuchia, con sông có tên là Tông-lê Thơm (sông lớn). Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp. Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: Bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông.                                                                  

                    

Tại Việt Nam sông Mê Công được gọi là sông Cửu Long Nam chảy thành hai nhánh song song: Sông Tiền và sông Hậu, dài khoảng 230 km từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến Biển Đông. Sông Tiền đi vào phần giáp ranh giữa huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp và huyện Tân Châu của tỉnh An Giang. Đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, sông Tiền tách thành hai nhánh là sông Tiền và sông Cổ Chiên. Sông Cổ Chiên ra biển bằng hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông Tiền tiếp tục chảy đến huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thì tách thành ba nhánh sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Tiền. Sông Hàm Luông ra biển bằng cửa Hàm Luông. Sông Ba Lai ra biển bằng cửa Ba Lai (cửa này nay đã bị chắn làm cống đập ngăn nước mặn từ biển chảy vào). Sông Tiền ra biển bằng cửa Tiểu và cửa Đại. Lòng sông Tiền rất rộng, nước nhiều phù sa, trên sông có nhiều cù lao tươi tốt là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Sông Hậu nhỏ hơn sông Tiền, vào Việt Nam từ xã An Khánh, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sông Hậu chảy gần như song song với sông Tiền qua các tỉnh thành: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng và ra biển bằng ba cửa: Định An, Ba Sắc, Trần Đề. Tuy nhiên, vào những năm 1970, cửa Ba Sắc đã bị bồi lấp và mất hẳn, nên hiện nay chỉ còn hai cửa. Hai cửa này nằm ở hai đầu của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng......                                                                                                                                                                                                                                                                                                      Hạ lưu vực sông Mê Công là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới. Khoảng 85% dân cư trong lưu vực là nông dân và ngư dân sống dưới mức nghèo. Mức sống bình quân của người dân trong lưu vực thấp hơn người dân nằm ngoài lưu vực của quốc gia mình.

Nông dân trong lưu vực Mê Công đã canh tác ruộng nước từ lâu đời. Ngày nay, nhiều  nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ một năm trên những vùng đất với khoảng 12.500 hệ thống tưới tiêu. Do yếu tố giá cả nông phẩm biến động, người dân chuyển dần từ canh tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thủy sản là nguồn sống quan trọng của cư dân lưu vực. Nó không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn tạo việc làm cho người lao động với các nghề liên quan như sản xuất thức ăn cho cá, công cụ đánh bắt, sửa chữa tàu thuyền.                                                                                          

Lưu vực sông Mê Công có tính đa dạng sinh học rất cao, chỉ xếp sau lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Dòng chảy sông Mê Công nuôi dưỡng nhiều vùng đất ngập nước đa dạng, đa chức năng trong lưu vực Mê Công và duy trì các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái đặc trưng. Đất ngập nước có vai trò quan trọng: là nguồn sống của người dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch. Ngoài ra,  các vùng đất ngập nước tự nhiên còn mang lại các lợi ích khác như giảm thiểu lũ, trữ nước và làm sạch môi trường. Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. Các hệ sinh thái rừng ở lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi, cây lấy gỗ và rừng đước. Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động, thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác.
Hạ lưu vực sông Mê Công là một trong những vựa cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới với khoảng 850 loài cá và sản lượng khoảng 4 triệu tấn mỗi năm. Vựa cá này là nguồn cung cấp  protein động vật phong phú cho cư dân lưu vực.

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.

Xem tour liên quan

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian . Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

 Tuy không nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), nhưng chợ nổi Châu Đốc vẫn hội đủ những nét đặc sắc của vùng sông nước Nam Bộ, trở thành nét đẹp văn hóa địa phương.
Đối với người dân địa phương, họ ít khi dùng đến cụm từ “chợ nổi Châu Đốc” mà chỉ quen với hai tiếng “ra ghe”. Đó là hai từ vắn tắt để chỉ việc trao đổi, mua bán tại chợ nổi Châu Đốc. Chiếc xuồng máy từ từ rẽ nước đưa chúng tôi rời bến ra giữa sông, xa xa đã thấy hiện lên những chiếc ghe lớn, nhỏ đủ loại, thấp thoáng bóng người tới lui mua bán. Tại chợ nổi, có rất nhiều ghe bán cùng mặt hàng, người đi chợ có thể lựa chọn mua của ai tùy thích. Do bạn hàng tứ xứ nên hàng hóa tại chợ nổi cũng “xuất thân” từ nhiều vùng khác nhau, từ Bến Tre, Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho đến Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long... Anh Nguyễn Văn Nông, bạn hàng lâu năm tại chợ nổi, cho biết: “Chợ nhóm đông nhất vào lúc 6-7 giờ sáng, khi đó người ta ra mua đồ về rồi đẩy xe đi bán lại. Độ 9 giờ sáng là vãn người, tới 12 giờ trưa là chúng tôi lui ghe về bến đậu vì hết bạn hàng rồi. Lúc ra bán thì đậu nhiều chỗ, khi về bến là tập trung thành hàng ngay ngắn. Chiều chiều, anh em ngồi lại lai rai vài xị, ca hát với nhau như người trong một xóm vậy!”. 
 Chiếc ghe máy xập xình đưa chúng tôi trở vào bờ, để lại phía sau những chiếc ghe chở đầy nông sản neo đậu giữa sông. Nằm bên thành phố trẻ đang vươn mình thay đổi từng ngày, chợ nổi Châu Đốc vẫn mang trong mình nét đẹp văn hóa xưa, lưu giữ những giá trị độc đáo của vùng sông nước An Giang.

Chợ nổi Phong Điền là một chợ nổi để mua bán và trao đổi hàng hóa, một điểm tham quan hấp dẫn của sông nước miền Tây. Chợ nằm ngay ngã ba sông, nơi sông Cần Thơ phân lưu khỏi sông Hậu, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam. Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng khi mặt trời vừa chớm mọc và đến 7-8 giờ là lúc mặt trời lên cao thì chợ cũng tan dần. Khác với chợ nổi Cái Răng chỉ buôn bán nông sản là chủ yếu, chợ nổi Phong Điền phong phú hơn. Trong chợ có các ghe hàng bán những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất như: xuồng, ghe, lá lợp nhà, dao, cuốc, rựa; các dụng cụ đánh bắt thủy sản như: chài, lưới, lờ, lọp...; các sản phẩm của nghề đan đát như: thúng, rổ, nong, nia, sàng, sịa, cần xé... và các loại hàng bách hóa tổng hợp trong và ngoài nước. Ngoài ra, chợ còn bán cả thức ăn thứ thức ăn: hột vịt lộn, bún nước lèo, bún thịt nướng, cháo lòng, gỏi vịt, hủ tiếu, cà phê...
Hiện nay, trên chợ nổi còn có các dịch vụ mới như: trạm xăng dầu nổi có sức chứa vài ngàn lít bán cho tàu ghe qua lại, tiệm sửa cân, sửa máy, tiệm may nổi phục vụ nhanh cho khách hàng... Nói chung, mặt hàng nào ở phố chợ có thì cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sông.
Nếu như các thuyền lớn và các tàu nhỏ có thể neo đâu và trao đổi hang hóa thì ngược lại đò là một phương tiện mới phát sinh buôn bán và len lỏi giữa các thuyền đế bán nước và trái cây cho du khách hoặc các tiệm tạp phẩm nhỏ.
Ngoài ra, còn có hàng chục tàu đò, vỏ lãi đậu ở bến sông, sẵn sàng đưa du khách tham quan chợ nổi. Chủ tàu đò thường là người địa phương nên có thể kiêm luôn vai trò thuyết minh, hướng dẫn khách. Sau khi tham quan, mua sắm ở chợ nổi, du khách có thể xuôi theo rạch Trà Niền đến thăm mộ Cử nhân Phan Văn Trị, hoặc về thăm thôn xóm, vườn cây ăn trái, hòa cùng cuộc sống bình dị nhưng ấm nồng của nông dân ở các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Lạc... là vùng kinh tế vườn nổi tiếng từ xưa đến nay.

Làng Bè Cá

Du khách đi du lịch Châu Đốc mà chưa ghé thăm làng cá bè ở đây thì thật là điều đáng tiếc. Trong những năm thập niên 90 thế kỉ trước, làng cá bè Châu Đốc phát triển ồ ạt với con ba sa, còn ngày nay là với con cá tra. Cá tra và cá ba sa cũng chính là biểu tượng ở thành phố ngã ba sông này. Du khách sẽ rất thích thú với việc được lênh đênh trên sông nước, ghé thăm các nhà bè để tìm hiểu về quy trình nuôi cá tại đây. Và du khách có thể thưởng thức những món ăn ngon nhất được làm từ các loại cá của nhà bè.

Làng Dệt Thổ Cẩm Châu Phong

Trong các nghề sinh sống của người Chăm, đáng chú ý nhất là nghề dệt. Sản phẩm chính là thổ cẩm, khăn trải bàn, túi xách, xà rông, và các quà lưu niệm khác. Đến Châu Phong, du khách như lạc vào thế giới của sắc màu thổ cẩm truyền thống được dệt bởi những cô gái Chăm xinh xắn…Châu Phong hiện nay có gần 500 hộ đồng bào Chăm, trong đó ấp Phũm Soài có khoảng 300 hộ và phân nửa trong số này làm nghề dệt thổ cẩm. Ở Châu Phong còn có cả một hợp tác xã mang tên Châu Giang tập trung nhiều xã viên dệt thổ cẩm để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm dệt ra chủ yếu là vải thổ cẩm, áo choàng, sarông, khăn quấn cổ – đội đầu, khăn trải bàn, các mặt hàng lưu niệm như: bóp, ví, túi xách, móc khóa… Màu của thổ cẩm ở đây được nhuộm bằng mủ, vỏ và trái mặc nưa (loại trái này ở vùng Tân Châu người ta cũng dùng để dệt nên lụa Lãnh Mỹ A – Tân Châu trứ danh) nên sắc màu đẹp và lâu phai. Có người so sánh rằng, màu của thổ cẩm ở Châu Phong tươi và sống động hơn sản phẩm cùng loại ở nơi khác. Một vị cao niên ở đây cho biết, sở dĩ nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong còn lưu giữ đến hôm nay là do tục “cấm cung”, tức con gái lớn lên không được ra ngoài, chỉ ở trong nhà dệt vải hay thêu thùa. Mặc dù tục “cấm cung” hiện nay không còn nữa nhưng sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của người phụ nữ Chăm Châu Phong vẫn không mất đi.

Cá Hô

Cá hô là loài cá nước ngọt có vẩy lớn nhất mà người dân ở đồng bằng sông Cửu Long thường nhắc đến. Cách đây gần chục năm, người ta vẫn còn bắt được những con cá hô lớn nặng đến 170 - 180kg , mỗi chiếc vẩy cá lớn gần bằng miệng chén.  Nhưng cá hô hiện nay chỉ còn phổ biến là cá hô đất, theo như cách gọi của dân An Giang là những con cá hô có trọng lượng nhỏ từ 10 - 15kg/con.

Nhân gian truyền rằng ăn thịt cá hô rất may mắn. Thịt cá hô không dai như thịt heo, thịt bò mà nó dai và có nhiều lớp sụn mỏng, thịt vừa ngon vừa dai, không bở như các thứ cá khác vì vậy được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản miền Tây. Một số món ngon từ cá hô nổi tiếng khắp các nhà hàng như: cá hô nướng muối ớt, cá hô chưng tương, cá hô nhúng mẻ,...

Cá Leo

Cá leo hay còn gọi là cá thòi lòi, là một loại đặc sản của vùng Đống bằng Sông Cửu Long. Loài cá này có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Chúng xuất hiện rất nhiều ở khu rừng ngập mặn tại Cần Thơ, đất mũi Cà Mau, U Minh Thượng,….Loài cá này lọt vào danh sách 6 loài động vật kỳ lạ nhất hành tinh vì chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi trên cạn. Tuy vẻ bề ngoài của chúng khá kỳ dị nhưng thịt được chế biến rất ngon, mềm và thơm, ngay cả khi ăn nguội cũng không có mùi tanh. Cá thòi lòi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng chấm mắm, lột da kho tiêu, hấp cách thuỷ cuốn bánh tráng rau sống, canh chua...

 

Mắm chua Vĩnh Hưng

Món mắm chua ngon nổi danh đất Bạc Liêu có xuất xứ từ vùng tháp cổ xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi. Nguyên liệu bao gồm các loại cá sặc, cá rô, cá lóc nhỏ cùng muối, đường, tỏi, ớt, thính rang và riềng. Không giống các loại mắm mặn khác, mắm chua sau khi làm xong chỉ bảo quản được tối đa nửa tháng.

Người dân Vĩnh Hưng có bí quyết riêng trong việc làm mắm nên hương vị không ở đâu có được. Cá được chọn bắt buộc phải tươi sống, chỉ khoảng 1-2 ngón tay để món ăn được mềm, bùi.

Công đoạn muối cá quyết định quan trọng đến hương vị và chất lượng. Khi mắm chín, dậy mùi vị chua cay thơm nồng, cá còn nguyên con nhưng toàn bộ xương lại mềm nhừ. Mắm chua Vĩnh Hưng ngon nhất khi dùng chấm thịt luộc gói cùng trái bần, ổi xanh, khế chua, chuối chát, me, dưa leo xắt mỏng, rau thơm, húng, quế...

Bánh canh tôm nước cốt dừa

Thành phần chỉ gồm sợi bánh canh, tôm tươi và nước cốt dừa nhưng để thực hiện, đầu bếp phải rất công phu trong khâu chọn nguyên liệu và chế biến. Đầu tiên là chọn những con tôm đất thật tươi, làm sạch, ướp gia vị cho thấm rồi xào vừa chín tới.

Sườn non chặt thành từng miếng vừa ăn, hầm với nước dừa tươi đến khi thật mềm. Sợi bánh làm từ bột gạo được đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó thêm nước cốt dừa và nêm gia vị vừa ăn. Bát bánh canh thơm nức, béo ngậy bởi nước cốt dừa là món lạ miệng với rất nhiều người khi đến Bạc Liêu

Dưa chua Bồn Bồn

Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Người ta chọn phần củ non của bồn bồn, nhúng tái qua nước sôi, sau đó ngâm trong hũ với hỗn hợp nước vo gạo, muối từ 3 đến 5 ngày là có ngay món dưa chua ngon để ăn.

Dưa bồn bồn có vị chua, giòn nên dùng để chấm nước tương, nước cá kho, mắm tép, trộn gỏi tôm thịt…  Giá mỗi kg dưa là khoảng 40.000 - 50.000 đồng.Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi...

Bánh củ cải

Bánh củ cải có nguồn gốc từ cộng đồng người Trung Quốc sinh sống ở Bạc Liêu. Món ăn được làm từ bột mỳ pha bột củ cải trắng.

Khâu pha bột rất quan trọng, phải điều chỉnh lượng nước vừa đủ để khi bánh nguội, bột không nhão cũng không cứng. Nhân bánh được chế từ tôm, tép làm dập vừa phải. Thịt heo nạc trộn đậu xanh ướp gia vị thích hợp rồi xào chín.

Khi nguội, người làm cắt bánh thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Thức này ngon nhất khi ăn cùng các loại rau sống và chấm kèm nước tương chua ngọt.

Xà Pấu

Để có những cọng xá pấu giòn, dai, ngọt, bùi người ta phải chọn những củ cải to về làm sạch, xắt thành từng sợi nhỏ phơi khô rồi trộn đường, bột ngũ vị hương, muối và một ít rượu. Còn có loại xá pấu mặn, làm từ những củ cải loại to hơn nhưng ăn không ngon bằng xá pấu ngọt. Xá pấu hay còn có tên củ cải muối là món ăn truyền thống của người Trung Quốc ở Bạc Liêu, ngon nhất khi kết hợp cùng với cháo trắng nóng hổi.

Chợ Nổi Cái Bè

Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Chợ Nổi Cái Răng

Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.

Chợ Vĩnh Long

Nguyễn Văn Nhã, 1, tp. Vĩnh Long, Vĩnh Long

Chợ Thứ Ba

Xã Quới An, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chợ này đặc biệt chỉ họp vào mỗi buổi sáng thứ Ba hàng tuần và là sự kết hợp độc đáo giữa chợ nổi và chợ trên bộ

Chợ Nổi Châu Đốc

Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

   

Chợ Nổi Phong Điền

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 17 km về phía Đông Nam                    

 

Bệnh viện Phụ Sản Mekong

Địa chỉ:    243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP.HCM                                    
Điện thoại:    (84-8) 38 442 986 - (84-8) 38 442 988                                    
"Bệnh viện Phụ sản MêKông, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng như nhân sự (100% các Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ) của Khoa phụ sản - Cơ sở 4 - Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, là một Bệnh viện chuyên khoa sâu về Sản-Phụ Khoa và Nhi sơ sinh. Để ngày càng nâng cao chất lượng khám bệnh và  chữa bệnh, Bệnh viện Phụ sản MêKông đã mở rộng thêm diện tích, đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại cũng như cho nhân viên đi đào tạo tại các nước tiên tiến.
Hiện nay Bệnh viện Phụ sản MêKông có 110 giường bệnh và 50 nôi, Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu, Khoa Sanh, Khoa Sơ sinh, Khoa Hiếm muộn và hỗ trợ sinh sản, Đơn vị sàn chậu, Khoa Xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Gây mê hồi sức được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến. Cùng với đội ngũ các Giáo sư, Tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản Phụ khoa và Nhi sơ sinh, được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước, Bệnh viện Phụ sản MêKông luôn phát huy thế mạnh là một cơ sở chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa."