Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ  hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.

Xem tour liên quan

Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế, cùng với cụm Hải Vân-Non Nước được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n­ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí. Lăng Cô được công nhận là vịnh biển đẹp trên thế giới. Ngày 6/6/2009, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đón nhận danh hiệu “Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới” do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn. Đến đây, du khách có thể để chân trần dạo biển đón bình minh, lặn biển, câu cá, leo núi, thám hiểm rừng nhiệt đới...

Xem tour liên quan

Núi Bạch Mã

 Cách Huế 60km về phía Nam, Núi Bạch Mã hay dãy Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Dãy núi này nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã và ở độ cao 1.450m, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vỹ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở SaPa, Tam Ðảo, Ðà Lạt... Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục.

Suối khoáng nóng Alba Thanh Tâm

Suối khoáng nóng Alba Thanh Tân được biết đến từ năm 1928 do bác sĩ A. Sallet khám phá tại vùng đất khô cằn ở chân núi Mã Yên, huyện Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, với các thành phần cân bằng và ổn định, chất lượng của suối khoáng nóng này được sánh ngang với các mỏ khoáng của Pháp và châu Âu. Được biết đến như một địa điểm du lịch phục hồi sức khỏe nổi tiếng tại Huế dựa trên nguồn suối khoáng nóng thiên nhiên chất lượng, nơi đây mang đến cho du khách nhiều cách để tận hưởng một kỳ nghỉ vui tươi và khỏe khoắn.

Đầm phá Tam Giang

Phá Tam Giang có chiều dài 24km, diện tích 52km2, theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.Xuất phát từ cảng biển Thuận An, con thuyền nhỏ như lướt nhẹ trên mặt nước xanh màu ngọc của dòng Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. 

Suối A Lin

A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn như mái tóc nàng sơn nữ, vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên của nó đã cuốn hút biết bao lữ khách.
Không dữ dội, ồn ào, suối A Lin dịu dàng nghiêng mình một cách duyên dáng trong những khe núi nhiều đá của xã Hồng Trung. Đứng trên cao nhìn xuống, những dòng nước trong veo len lỏi trong những tảng đá lớn nhỏ từ trên đỉnh núi róc rách chảy xuống giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như tranh vẽ.

Bình An Đường

Đây là di tích duy nhất còn sót lại sau chiến tranh phần nào liên quan tới cuộc sống của các cung tần mỹ nữ triều Nguyễn. Tới Bình An Đường, du khách được sống trong hoài cổ về một thời quá vãng qua chén trà cung đình thơm dịu, qua những bức hình nhuốm màu thời gian, qua tủ thuốc đông y chữa bệnh cho phi tần cung nữ xưa... Bình An Đường được dựng lên từ năm Minh Mệnh thứ 4(1823) ở phía tả hoàng thành. Đến năm Tự Đức thứ 11(1858), di tích này được chuyển đến Bắc hoàng thành. Hiện Bình An Đường nằm ở số 1 Đặng Thái Thân, thuộc phường Thuận Thành.

Đèo Phước Tượng

Đèo Phước Tượng và đèo Phú Gia, trên Quốc lộ 1A, đoạn tiếp giáp giữa hai xã Lộc Trì (phía bắc của đèo) và Lộc Thủy (phía nam của đèo) thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nếu ai muốn cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn, bình dị của đèo Phước Tượng thì sẽ phải đi theo hướng Nam – Bắc. Bởi khi qua khỏi đỉnh đèo, hướng về phía Bắc có thể ngắm nhìn toàn cảnh đầm Cầu Hai phía bên phải và núi Bạch Mã ở bên trái. Phía nam, chặng đường chừng 10 cây số nối với đèo Phú Gia ngây ngất hương thơm dầu tràm, đây là nơi sản xuất dầu tràm nổi tiếng ở Thừa Thiên – Huế.

Làng cổ Phước Tích

Nếu làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dấu ấn kiến trúc đậm nét của đồng bằng Bắc bộ, thì làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) lại mang một nét rất riêng của miền Trung.  Ngay đầu làng là cây thị cổ thụ khoảng 700-800 năm tuổi và ngôi miếu thờ thần linh. Đi vào trong làng là những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, những khu vườn rộng rãi với những cây cổ thụ xanh tốt, như cây hoàng lan hơn 100 tuổi trước nhà mệ Tràng đến mùa vẫn nở hoa thơm ngát, hay cây tùng, mai, mít… 

Hoàng Thành Huế

 Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đinh, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833, mọi việc mới được hoàn tất.