Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngồi chùa có niên đại lâu nhất Việt Nam. Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên góc đường Thanh Niên, cạnh Hồ Tây. Chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế và lưu trữ nhiều tượng Phật có giá trị.

Xem tour liên quan

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội chính là tòa nhà thờ chính của tổng giáo phận Hà Nội. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng hay những lễ hội của giáo dân như lễ giáng sinh. Nhà thờ lớn Hà Nội tọa lạc ở 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

Xem tour liên quan

Thác Dải Yếm

Thác Dải Yếm các tên gọi khác là "thác Nàng", "thác Bản Vặt" nằm tại xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ thác mang tên là Dải Yếm vì theo truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ.[1]

Thác Dải Yếm nằm trên dòng suối Vặt khởi nguồn từ hai khe nước Bó Co Lắm và Bo Tá Cháu ở đầu bản Vặt, một bản của người Thái có lịch sử lâu đời. Suối Vặt chảy được 5 km hợp lưu với suối Bó Sập, một dòng suối lớn bắt nguồn từ bản Bó Sập giáp biên giới Việt Lào rồi chảy về đất Yên Châu. Tại nơi hợp lưu của hai suối, dòng nước gặp một vùng đá vôi và đổ xuống phía dưới tạo thành thác Dải Yếm.

Thác Dải Yếm bao gồm hai phần, thác nước phía trên rộng 70 mét, thác nước phía dưới nằm cách đó 150-200 mét. Vào mùa khô, thác phía dưới chỉ có một dòng chảy từ độ cao 50 m xuống triền đá ở dưới. hai thác đổ xuống với tổng chiều cao 100m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Cách giữa hai phần thác là một bãi đất phẳng thuận tiện cho việc tham quan của du khách. Thảm thực vật trên đỉnh thác cũng khá phong phú.

Xem tour liên quan

Chùa Hương

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

ĐỘng Hương Tích

Hương Tích là một động đẹp, trọng tâm của khu du lịch quốc gia Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây nay thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Động Hương Tích cách Hà Nội gần 70 km về phía Tây Nam.

Trông động như là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Tháng ba năm Canh Dần(1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam. Trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,...

Làng cổ đường Lâm

Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô QuyềnPhùng Hưng.

Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.

Xem tour liên quan

Đền Mông Phụ

Đình Mông Phụ được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800 m². Mặt tiền Đại đình ngó ra hướng Tây Nam. Chưa biết chính xác năm xây dựng ngôi đình. Tuy nhiên, xét về kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thì đình được làm vào thời Lê trung hưng

Đền vua Ngô Quyền, Phùng Hưng

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1.  Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh.  Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền
 

Chùa Tây Phương

Từ chân núi, qua 237 bậc lát đá ong thì đến đỉnh núi và cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai tầng mái kiểu chồng diêm, tường xây toàn bằng gạch Bát Tràng nung đỏ, để trần tạo thành một không khí rất thô sơ mộc mạc, điểm những của sổ tròn với biểu tượng sắc và không; các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen.

Xem tour liên quan